E_Learning, sharing with the happiness !
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

E_Learning, sharing with the happiness !

Năm học 2008-2009 : Năm học ứng dụng CNTT để nâng cao chất lượng giảng dạy
 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  

 

 Phải biết dừng lại và kiểm tra "bộ nhớ"

Go down 
Tác giảThông điệp
auphuoc
Lớp 6
Lớp 6
auphuoc


Nam
Tổng số bài gửi : 88
Age : 42
Đến từ : HCM, Vietnam
Registration date : 19/09/2008

Phải biết dừng lại và kiểm tra "bộ nhớ" Empty
Bài gửiTiêu đề: Phải biết dừng lại và kiểm tra "bộ nhớ"   Phải biết dừng lại và kiểm tra "bộ nhớ" I_icon_minitime5/10/2008, 11:16 am

Phải biết dừng lại và kiểm tra "bộ nhớ"


Khối
óc bạn cũng có thể ví như một bánh xe quay, nếu bạn quay liên tục bánh
xe sẽ mau mòn, dễ hỏng. Dù bạn thông minh đến đâu mà không biết sử dụng
bộ óc nó cũng sẽ hao mòn, mệt mỏi đến lúc không còn tiếp thu gì được
nữa. Muốn tránh tình trạng trên bạn cần đề phòng. Và nên biết dưỡng bộ
não của bạn, có nghĩa là bạn phải biết dừng lại đúng lúc khi cảm thấy
bắt đầu mệt mỏi.



Sau một môn học nào đó, bạn đã cảm thấy mệt óc. Bạn nên dừng lại: nghỉ xả hơi một chút.

Cách 1:

Trước tiên bạn nên tập vài động tác thể dục nào đó đối với cổ, tay chân, lưng bụng cho đỡ mỏi.

- Bạn có thể nằm dài buông thẳng tay chân đầu gối trên một chiếc gối
thật thấp - gối càng mỏng càng tốt. Bạn nằm như vậy trên chiếc đi-văng.
Vì chỉ có đi-văng mới giúp bạn nằm thẳng toàn thân, buông lỏng gân cơ
và các mạch máu được lưu thông.

- Bạn khép mắt lại, hít thật sâu rồi thở ra từ từ. Hết hơi bên trong và
bạn cứ hít vô thở ra thật chậm như vậy từ 10 - 20 lần. Sau đó bạn nhắm
mắt lại nằm im độ 10 phút đừng nghĩ ngợi gì cả. Sau 10 phút đó bạn sẽ
định thần lại ngay. Bạn thấy khỏe khoắn cả thể xác lẫn tâm trí và có
thể bắt đầu học sang bài mới một cách bình thường như lúc mới bắt đầu.

Cách 2:

Bạn có thể đi bách bộ sau đi giải xong một bài toán quá căng thẳng đầu óc chẳng hạn.

- Bạn đi thật chậm trong vườn nhà bạn (nếu có) đi quanh nhà hoặc trong công viên, hay trên một quảng đường nào đó .v.v...

Bạn ngắm trời mây non nước để tìm lại sảng khoái cho tâm hồn và nếu
chẳng may bài toán quá hóc búa bạn chưa giải xong, thì lúc này có thể
bạn sẽ may mắn tìm ra đáp số.

Cách 3:

- Bạn cũng có thể nằm trên phô-tơi (nghe một vài điệu nhạc, miễn sao giúp bạn sảng khoái tinh thần.

Hoặc bạn cũng có thể dạo vài nốt nhạc trên đàn guita hay của đàn organ để đầu óc bớt căng thẳng.

- Hay tham gia chơi một vài môn thể thao như cầu lông, bóng bàn... một
vài đường thôi để bạn thư giãn rồi vào học tiếp. Miễn đừng quá đam mê
là được.

Còn nhiều phương pháp khác có thể giúp bạn giải lao trong giờ học. Ở
đây chỉ chỉ đơn cử một vài ví dụ còn thì bạn hãy tùy theo sở thích,
hoàn cảnh của mình mà giải lao hoặc những phút nghỉ ngơi cho hữu ích.
Miễn sao khi bắt đầu vào bài học thì đầu óc bạn khỏe khoắn, không mệt
mỏi để tiếp thu bài mau lẹ hơn.

Có một điều dễ thấy là bạn hay học liền một mạch từ bài này sang bài
khác mà không muốn nhớ lại, người ta gọi đó là "học vẹt". Với lối học
liên miên này, bạn chỉ thuộc chứ không nhớ, hoặc nhớ một cách lẫn lộn,
thiếu phân minh. Ðể tránh tình trạng bất lợi trên bạn nên thường xuyên
ôn lại bài. Nghĩa là giúp trí nhớ của hệ thống lại bài một cách chặt
chẽ. Bài nào? Môn gì? Nhất là đừng bao giờ quên cái phần quan trọng của
bất cứ môn học nào. Chúng tôi đã nhắc qua vấn đề này ở chương trước, ở
đây xin giúp bạn đi vào chi tiết hơn. Bạn cần thực hiện các bước sau
đây nếu muốn học mau thuộc và không lẫn lộn:

- Trước giờ nghe giảng bài thuộc môn học nào ở trên lớp, ở nhà, bạn nên
mở sách giáo khoa ra xem trước ít nhất là một lần bài đó, giúp bạn có
thể làm quen trước với bài mới, chứ không phải ngỡ ngàng đợi lúc thầy
cô giảng mới hay:

Như vậy bạn đã bước đầu nắm sơ bộ bài mới.

- Bạn hết sức tập trung tư tưởng nghe thầy cô giảng trong giờ học, nghe
giảng là điều tối quan trọng sẽ rất có lợi cho bạn khi học và khi làm
bài sau này.

Nếu bạn chịu khó tập trung nghe giảng thật chu đáo, không để tư tưởng
lãng xao thì chắc chắn, được xem như bạn đã thuộc một nửa bài học rồi.

- Bạn nên ghi nhanh những điều quan trọng vào tập vở. Vì thời gian lên
lớp chỉ có hạn. Thầy cô không thể hướng dẫn bạn ghi tất cả, mà chính
bạn phải tự tìm thấy phần, câu nào quan trọng để ghi lại theo ý mình.

Nghĩa là bạn hết sức tập trung tư tưởng, nghe giảng mới thấy được điều này.

- Về nhà là bạn học ngay bài vừa nghe giảng, chú ý các phần quan trọng mà bạn đã ghi chú.

Vì sao bạn phải học bài ngay?

Bởi bạn vừa nghe giảng ở lớp, nhất định là bạn còn nắm kiến thức bài
dạy, các phần ghi nhớ cũng còn khắc sâu trong óc bạn. Bắt đầu học ngay,
tất nhiên là bạn sẽ tiếp thu một cách nhanh chóng hơn. Sau khi học xong
mỗi bài, bạn cần nghỉ giải lao như tôi đã trình bày ở chương trước.

Bây giờ là lúc bạn nên nhớ lại bài:

- Nhớ bài để khắc sâu điều mà bạn đã học và khó quên. Có hai phương pháp nhớ lại bài mà bạn cần làm:

1. Nhớ bài một cách tổng quát:

Sau những phút giải lao, trước khi đi vào học một môn bài khác, bạn nên
để ít phút nhớ lại bài một cách tổng quát. Phần nào quên bạn xem lại
ngay. Nếu nó là phần quan trọng thì bạn nên ghi vào giấy nháp. Ðể thỉnh
thoảng lôi ra củng cố lại.

2. Nhớ bài chi tiết:

Bạn nắm lại dàn bài, rồi hệ thống bài qua từng phần một. Tổng kết bài
một cách trôi chảy nhuần nhuyễn mà không gút mắc. Nghĩa là bạn không
còn vấp váp, hoặc chỗ nọ lộn sang chỗ kia; phần này lộn sang phần khác
nữa. Như vậy bạn đã có thể an tâm cho môn bài mà bạn đã học.


(Theo Bí quyết học bài mau thuộc)
Về Đầu Trang Go down
 
Phải biết dừng lại và kiểm tra "bộ nhớ"
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Top 10 virus "khủng bố " nhất mọi thời đại do KIS bình chọn
» Phát động cuộc thi " Sân chơi học đường"
» Truyện tranh sex "hoành hành"
» Hội thi "Chúng em và an toàn giao thông"
» "Người yêu dấu": Sách hay dành cho teen

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
E_Learning, sharing with the happiness ! :: CÂU LẠC BỘ HỌC SINH :: PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP-
Chuyển đến